Tôi xuống tóc đi tu khi đang là sinh viên năm thứ 4 Đại học Luật, rồi tôi mắc bệnh hiểm nghèo khi tuổi còn rất trẻ. Ảo ảnh về một đám tang thầm lặng của ni cô trẻ trong ngôi chùa cùng nước mắt đớn đau của mẹ cha luôn hiển hiện trong tâm.  

Tôi vào chùa đi tu khi đang là sinh viên năm thứ 4 Đại học Luật

Năm 26 tuổi, tôi vô chùa đi tu. Quyết định này được đưa ra sau sự kiện bà ngoại tôi, một nhà sư tu theo phái Tịnh độ, qua đời. Bà đi tu khi đã ngoài 60. Đến năm 78 tuổi, bà mắc bệnh ung thư. Tôi thật lòng ngưỡng mộ người tu hành khi chứng kiến sự ra đi của bà. Bởi vì, trong những ngày cuối cùng của đời mình, khi nằm trong bệnh viện chống chọi với cơn bệnh quái ác, bà đã không rên la mà chỉ nhất tâm niệm Phật hiệu cho qua những cơn đau rồi ra đi thanh thản.

Ba ngày sau khi bà mất, chúng tôi làm lễ trai tăng thật uy nghi và trang trọng. Buổi lễ mời được nhiều Hòa thượng, Đại Đức rất hoành tráng và tôi thấy vô cùng ngưỡng mộ đám tang long trọng của ngoại. Tôi cũng mong muốn mai này khi cha mẹ tôi ra đi, họ cũng được hưởng một đám tang như thế. Lúc đó tôi nghĩ rằng nhờ có dì ruột của tôi là ni sư nên đám tang bà ngoại tôi mới được long trọng đến thế, mặc dầu, chi phí cho đám tang tốn kém 50 triệu. Vào năm 2008, đó là số tiền không hề nhỏ, không phải ai cũng có, nhất là đã vô chùa, hàng ngày chỉ tụng kinh, đã cách li thế tục. Trên thực tế thì cả gia đình và các Phật tử hùn lại mới đủ tiền để trang trải tang lễ cho bà.

Thế là sau đám tang của ngoại, tôi quỳ xuống xin sư bà trụ trì cho tôi vô chùa để tu hành. Nhưng tôi lại không thích ăn chay. Nghe tôi nói vậy, sư bà bảo: “Ăn thì ăn thôi, có sao đâu”. Thật kỳ diệu, ngay hôm sau tôi đã ăn chay được ngay. Có lẽ là tôi có cơ duyên. Tôi vô cùng ái mộ sư bà. Thậm chí, tôi thấy bà như một vị Phật sống. Lúc vào chùa đi tu, tôi là một cô sinh viên năm thứ 4 Khoa Tại chức của Đại học Luật và có người yêu đang hẹn ước. Nhưng tôi đã bỏ lại sau lưng tất cả để vô chùa bất chấp sự ngăn cản từ gia đình. Sư bà cũng cho rằng “Một  người đi tu, cả nhà hưởng phúc” nên tôi càng vững tâm hơn với quyết định của mình.

Năm thứ tư Đại học tôi vào chùa đi tu, rồi bị bệnh nặng. May mắn tôi đã tìm ra con đường mới thoát khỏi bệnh tật khổ đau.

Nhưng chuyện đi tu không giản đơn như thế!

Một năm sau ngày vô chùa, tôi xuống tóc. Và sau 5 năm xuống tóc, tôi được đắp y, chính thức trở thành ni cô. Dân gian có câu: “Lên chùa mới biết mặt Bụt”. Bao nhiêu đổ vỡ, bao nhiêu bất ngờ, bao nhiêu cay đắng nơi chốn này chỉ có người trong cuộc mới thấm thía. Chứng kiến cảnh người người sống trong chốn thanh tịnh nhưng cũng vướng mắc mãi trong vòng tham sân si, tôi tự hỏi tu như thế này thì không biết bao giờ mới được về đất Phật, nhưng tôi không biết làm sao. Tôi rơi vào trạng thái tiến thoái lưỡng nan. Ngày đêm tôi chỉ chăm chỉ đọc kinh và cầu nguyện trước tượng Phật Tổ và Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi tha thiết cầu xin Phật cho tôi gặp được Minh Sư để tu thành đắc Đạo.

Thế nhưng, lời cầu nguyện ấy chỉ dừng lại trong không gian nhà chùa vắng lặng đêm khuya, nơi có 250 con người, vừa ni vừa tăng. Tôi thấy mình thật cô đơn, thật bế tắc. Tôi cảm nhận đây chưa phải là con đường về đất Phật. Bao nhiêu ảo vọng của tôi tan biến. Tất cả những gì tôi nhìn thấy là những bon chen liên quan tới danh, lợi, tình, chẳng khác chi chốn đời thường ngoài kia.

Tôi băn khoăn thương xót con người, những người vẫn đến cúng dường cho nhà chùa. Người giàu sang phú quý, lộc lá đầy nhà thì không nói làm gì. Nhưng cũng có người nghèo rớt mồng tơi, chồng con vừa thiếu thốn, vừa ốm đau mà họ vẫn sẵn sàng vét hết những đồng tiền cuối cùng đi cúng dường cho nhà chùa, trong lòng mang đầy những mong cầu được hưởng phước.Tôi vẫn biết đó không phải cách mà Phật chứng cho họ. Nhưng tôi còn không biết cách nào để giúp mình, huống chi là giúp người. Ngày ngày, tôi có trách nhiệm nấu cháo sáng cho 250 người của chùa, sau đó thì đọc sách, tu tập. Đêm đêm tôi vẫn quỳ xin các vị Phật, các vị Bồ Tát giúp tôi tìm minh Sư. Cứ như thế, tôi tìm kiếm, đợi chờ trong vô vọng.

Từ “nghiệp tìm” đến “đủ duyên đắc Pháp”

Rồi gần một năm sau ngày được đắp y, tôi lâm bệnh nặng. Bệnh ung thư dạ dày bắt đầu di căn ra đường ruột và tử cung. Khi tôi đứng thì ruột sa, tử cung sa đau không thể chịu được. Mặc dù đau đớn, khổ sở nhưng tôi vẫn gắng sức hoàn thành những công việc của mình. Tới khi yếu đến mức không thở nổi, tôi phải xin phép nhà chùa ra ngoài chữa bệnh.

Tôi đã tìm đến nhiều phương pháp chữa trị theo sự hướng dẫn của người bạn mà tôi may mắn quen trên mạng. Chị là người hay làm từ thiện, thường gửi thuốc cho tôi.Chị đã đồng hành cùng tôi với phương châm “còn nước còn tát”, “có bệnh thì vái tứ phương”… Nào là tìm đến đệ tử của bà Thanh Hải thuộc Pháp môn quán âm để chữa trị, rồi ông Năm Cần Thơ, người đã tự xưng mình là trời giáng trần…nhưng vô vọng. Bệnh không thuyên giảm, tôi bỏ ra về. Tôi không tiếc gì thân xác của mình. Quyết tâm theo Phật, lòng tôi không hề hối tiếc. Nhưng tôi sợ mẹ đau khổ khi tôi qua đời vì tôi còn quá trẻ.

Tôi đã tu luyện trong Đại Pháp, một môn Pháp tu về Phật gia được khai truyền trong thời kỳ mạt Pháp. Pháp Luân Công đã cứu tôi.

Rồi một người bạn nói chuyện với tôi, lời nói đúng vào lúc tôi cùng đường tuyệt vọng. Chị bảo: “Bây giờ chỉ có Pháp Luân Công mới cứu được em thôi. Em hãy ra công viên mà luyện công. Em sẽ được tiếp xúc với những người mà tâm thái họ hòa ái. Họ sẽ giúp em”.

Nghe chị nói, tôi đã phản ứng kịch liệt. Chị là người thân thiết, giúp tôi tận tâm nhưng lại là người đi nhà thờ Thiên Chúa. Chị không thể biết rằng, đối với tôi, Đức Thích Ca là vị Phật cao nhất, không có ai sánh bằng. Tôi chỉ một lòng theo Phật Thích Ca. Nhưng không hiểu sao chị cứ nhất mực thuyết phục tôi rằng: “Em đi tìm Đạo mà chưa thấy Đạo, em đã bỏ thân xác rồi thì sao mà đắc Đạo”. Chị còn nói thêm Sư phụ của pháp môn là ai, ông chân chính như thế nào, những người tu luyện pháp môn này được tâm thân thọ ích ra sao. Vào thời điểm ấy, chị ấy mới đọc cuốn Chuyển Pháp Luân có một lần và cũng không tu theo pháp môn này nên chỉ hiểu đến vậy thôi. Nhưng những lời nói chân thành của chị cuối cùng đã làm tôi thay đổi tư duy…Tôi nghĩ mình vẫn nên thử tìm hiểu pháp môn này.

Khi ấy, tôi vẫn còn ở trong chùa nên ra ngoài rất khó khăn. Tôi đã nói dối mọi người là đi lấy thuốc chữa bệnh rồi ở nhờ nhà chị bạn để ra công viên luyện công. Thật bất ngờ, chỉ sau một tháng luyện công cùng mọi người ở công viên, các cơn đau đã giảm hẳn và tôi hồi phục từ từ. Tôi quay lại chùa, tranh thủ đêm khuya đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân và luyện công ở phòng dành cho Phật tử ở lại khi họ làm công quả… Tôi không muốn để cho ai biết mình đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Đi tu giữa đời thường

Một tháng sau khi luyện công và đọc sách, tôi quyết định rời khỏi chùa để bắt đầu cuộc đời mới của một người tu luyện giữa đời thường. Biết bao lời thị phi, bao lời gièm pha, bao lời chê trách dành cho tôi vì quyết định rời chùa. Sư bà hỏi han tôi rất kĩ rồi sau đó đã đồng ý để tôi ra đi. Tuy nhiên, gia đình tôi đã rất giận dữ. Họ chỉ mong tôi khoác bộ y phục sư cô, và một ngày nào đó, tôi cũng trở thành người sang trọng, xe đón, xe đưa như dì ruột của tôi vốn là Sư trụ trì một ngôi chùa ở Bình Dương. Và sư ông của chùa cũng mong muốn sau này tôi sẽ sang Ấn Độ để học Phật Pháp. Đó là điều mà ai cũng mơ ước. Thậm chí người ta còn tranh giành để được đi học. Trong con mắt của nhiều người, con đường thăng tiến trong nhà chùa của tôi đang có nhiều hứa hẹn.

Tôi đã thấy con đường tu luyện mà tôi tìm kiếm hiển hiện trước mắt.

Nhưng chí tôi đã quyết và không ai ngăn nổi việc tôi ra đi. Lý do chính không chỉ bởi Pháp Luân Đại Pháp đã cho tôi sự sống, mà hơn thế nữa, tôi đã thấy con đường tu luyện mà tôi tìm kiếm suốt cả cuộc đời. Sáu tháng sau khi ra khỏi chùa, chỉ với việc học sách Chuyển Pháp Luân và luyện công, tôi đã hoàn toàn khỏi tất cả bệnh tật. Tất cả vỡ òa khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân, quyển sách chính của Pháp môn. Mọi điều tôi còn chưa ngộ, chưa hiểu đều được cuốn sách lý giải rõ ràng. Khi tôi tập bài công pháp số 1 của Pháp Luân Đại Pháp, một luồng điện chạy khắp toàn thân tôi, cảm giác thật an hòa dễ chịu. Cảm giác ấy mỹ diệu không thể tả hết. Cả thân và tâm tôi đều chuyển biến mạnh mẽ vô cùng.

Hiện nay, tôi đã hoàn toàn mạnh khỏe và tự đi làm để kiếm sống. Tôi hạnh phúc với nghề dạy tiếng Anh cho bọn trẻ. Sau mỗi buổi học tiếng Anh, cô trò chúng tôi lại cùng nhau học Pháp. Việc tôi cùng bọn trẻ học Pháp luyện công là theo yêu cầu của ba mẹ các em, khi họ được chứng kiến thần tích triển hiện trong cuộc đời tôi, khi họ thấy tôi không cần thuốc thang gì mà đã thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo một cách ngoạn mục.

Ba mẹ tôi cuối cùng đã ủng hộ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, vì họ hạnh phúc khi thấy tôi khỏe mạnh, bình an, sống tự do và chân chính. Tôi cũng được biết rằng, dì ruột của tôi, một ni sư đã tu hành 30 năm muốn tìm tôi về để tiếp tục cuộc đời tu tập trong chùa. Nhưng sư bà trụ trì ngôi chùa trước đây tôi tu tập đã nói: “Đừng tìm nữa, cô bé đang đi trên một con đường lớn rồi”.

Có lẽ sư bà là người hiểu tôi hơn cả từ trước tới nay. Bởi bà hiểu lời giảng của nhà Phật, rằng tu Phật là tu tại tâm; rằng việc tu Phật ở nơi chốn người thường vào thời điểm này là khó nhất và cũng là dễ đắc nhất.

Tôi hạnh phúc với nghề dạy tiếng Anh cho bọn trẻ. Sau mỗi buổi học tiếng Anh, cô trò chúng tôi lại cùng nhau học Pháp.

Tôi xin cảm tạ Đức Phật từ bi và thiêng liêng đã lắng nghe lời cầu nguyện của tôi, đã cho tôi thân xác mới, đã cho tôi tìm thấy con đường tu luyện chân chính và thuận tiện.

Giờ đây, từng bát cơm tôi ăn, li nước tôi uống đều do tôi tự tay lao động và nuôi bản thân. Tôi thấy hạnh phúc và tự hào. Tôi không còn phải sống nhờ vào cơm của người dân, không phải sống mỗi ngày trôi qua trong sợ hãi, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ mình làm mất lòng bề trên, chính là các tăng, ni đi tu trong chùa trước mình. Cảm giác khổ sở ấy đã luôn đè nặng trong tâm tôi suốt 5 năm xuống tóc, ở chùa.

Nhớ buổi đầu ra đi khỏi chùa, tôi gặp muôn vàn khó khăn ập đến. Không tiền bạc, không nghề nghiệp, không chốn nương thân, khác hẳn khi sống trong chùa tiền bạc chẳng thiếu gì. Thực ra, có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ nhưng tôi từ chối không nhận. Chính sự ấm áp chân thành đó của các cô, các bác cùng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là nguồn động lực lớn lao giúp tôi. Sống giữa những con người chân thành, thánh khiết như bước ra từ thế giới Tịnh Thổ, tôi biết mình đã lựa chọn đúng đắn. Giờ đây, thân thể tôi, tâm thái tôi đã hoàn toàn ổn định. Dẫu rằng có thể đường đi tới đích còn dài, còn thử thách, chông gai nhưng tôi vững tin đi về phía trước. Bởi tôi đã đi đúng đường, con đường ngay chính nhất. Tôi đã tìm được Đạo. Tôi đã đắc Pháp.

Chỉ có những người đã từng thoát khỏi cửa tử, thoát khỏi cảnh quằn quại, khổ sở, đau đớn trước sự hành hạ của căn bệnh ung thư mới có thể hiểu thấu được niềm vui của tôi bây giờ, mới thấy hết được sự thành kính tri ân của tôi đối với Người đã cứu tôi, Người Thầy vĩ đại mà tôi chưa từng được gặp mặt, Nhà sáng lập pháp môn Pháp luân Đại Pháp – Đại Sư Lý Hồng Chí. Ông chính là Minh Sư đã dắt tôi đi trên con đường chính Đạo, đã cho tôi tất cả, đã dạy tôi muôn điều mà không đòi lại bất cứ một điều gì, chỉ mong tôi hướng thiện và chân chính tu luyện.

Nhà Phật giảng hữu duyên thì gặp, đủ duyên thì đắc. Hạnh phúc với cơ duyên đắc Pháp, tôi xin kể lại câu chuyện đời mình và sau đó, xin được lắng nghe những lời tâm tình của các bạn, các độc giả của Đại Kỷ Nguyên, những người đã hữu duyên dành thời gian để đọc câu chuyện về cuộc đời tôi. Hãy cùng tôi chia sẻ những cảm ngộ về cuộc nhân sinh này, để chúng ta cùng nhau đi con đường chính Đạo, để cùng đắc Pháp, về cố hương!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2017

Đỗ Nguyễn Hoàng Uyên

Xem thêm: