Cho đến nay, hiệu quả của vắc xin được xem là một chủ đề tranh cãi nảy lửa nhất trong ngành y học đương đại. Thời gian gần đây, nó lại được thổi bùng lên khi một số nước áp dụng quy định tiêm chủng trẻ em bắt bắt buộc, trong khi đó các nhà nghiên cứu ngày càng có thêm bằng chứng về mối liên hệ giữa vắc xin với các với vấn đề sức khỏe xuất hiện trong xã hội.

Các bác sĩ phản đối tiêm chủng bắt buộc

Khi nói đến việc phản đối vắc xin, người ta hình dung ra những tổ chức tôn giáo cực đoan có niềm tin ‘kỳ quái’ và khống chế các tín đồ không được làm điều này điều khác trong đó có tiêm chủng. Hoặc họ có thể được mô tả là những ông bố bà mẹ, những người bảo thủ cực đoan, trình độ có hạn và chẳng am hiểu mấy chút về y học hiện đại cũng như vắc xin.

Nhưng trong thực tế, họ có thể là những bác sĩ đầu ngành kỳ cựu, thậm chí có người đã nhiều năm làm những công việc liên quan đến nghiên cứu và phát triển vắc xin, hoặc đã từng tiêm vắc xin cho rất nhiều trẻ em, bao gồm cả con của mình… cho đến một ngày họ lật lại vấn đề, và quyết định không thể là ‘đồng phạm nữa’.

Tiêm chủng, tôi sẽ không là đồng phạm nữa!” (tạm dịch từ: Vaccinations, je ne serai plus complice!) là tiêu đề cuốn sách của tiến sĩ, bác sĩ Jean Meric xuất bản vào năm 2004. Ông không tranh luận cũng không dùng bút chiến, mà chỉ báo cáo lại một cách khoa học về sự tiêm chủng và những mối nguy đáng gờm. Điều đó là hệ quả của những nghiên cứu qua loa, bỏ qua nhiều bằng chứng quan sát thấy, rồi kết luận vội vàng của những bác sĩ phục tùng trong các phòng thí nghiệm.

vacxin

Rồi còn một loạt các ấn phẩm xuất bản dựa trên những nghiên cứu độc lập khác về vắc xin. Bạn có thể tham khảo tại http://www.infovaccin.fr/liste_ouvrages.html

Vắc xin gắn với lợi ích kinh tế, chính trị

Theo TS. BS. Suzane Humphries, tác giả cuốn “Dissolving Illusions: Disease, Vaccines, and the Forgotten History” (tạm dịch: Xóa tan ảo tưởng: bệnh tật, vắc xin, và lịch sử đã bị lãng quên), sẽ thật sự khó khăn cho ai đó để lên tiếng khuấy động về vấn đề vắc xin, bởi đó phải là một người tường tận về lịch sự phát triển của các vắc xin, phải có các tài liệu và chứng cứ về y sinh, sinh học, hóa học, sinh lý học và miễn dịch học. Điều đó thật không dễ dàng!

Ngoài ra, ngành dược thường nhận được sự sủng ái đặc biệt của các quan chức chính phủ, những người cần nguồn tài lực trong cuộc chạy đua trên chính trường. Các hãng sản xuất vắc xin có ảnh hưởng không chỉ là quy mô quốc gia mà là toàn cầu, họ nắm trong tay không chỉ mối quan hệ mật thiết với chính phủ, các tổ chức trọng tài chịu trách nhiệm cấp phép cho các dược phẩm như FDA hay WHO, mà còn ‘nắm trong tay’ nhiều phòng thí nghiệm có thể sản xuất ra các công trình nghiên cứu theo ảnh hưởng của họ. Chi phí cho các đề tài nghiên cứu y học có thể là nhiều triệu đô la. Các công ty dược sẵn sàng cấp ngân sách cho các trường đại học và phòng thí nghiệm nghiên cứu, nhưng chỉ những kết quả theo chiều hướng phục vụ cho việc kinh doanh mới có thể được xuất bản. Những ai vi phạm ‘luật chơi’ đều nhanh chóng bị cô lập và loại ra khỏi tầm ảnh hưởng.

Nói về chất lượng các công trình nghiên cứu, trong số ra tháng 4/2015 của tạp chí có uy tín nổi tiếng ngành y là The Lancet, TS. Richard Horton nhận xét rằng có rất nhiều công trình nghiên cứu là chất lượng kém. Có đến một nửa số công trình nghiên cứu là sai. Nhưng một khi đã xuất bản trên các tạp chí có kiểm duyệt như The Lancet, những nghiên cứu tiếp theo đó sẽ có thể dùng làm nguồn tài liệu tham khảo, hoặc dùng như một bằng chứng trong y khoa. Việc này giống như ai đó tin tưởng dựa lưng vào cái cột, và cái đó bị mục rỗng ở bên trong, nguy hiểm sẽ là gì?

Thực ra có rất nhiều bác sĩ và các nhà nghiên cứu khuyến cáo mọi người cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc tiêm vắc xin hay không, và tiêm loại nào, bởi vì đó không phải là cái gì vô thưởng vô phạt không chút rủi ro. Một khi tiêm vào người, không ai có thể vãn hồi lại được.

Lý do mà họ đưa ra là:

1. Vắc xin can thiệp vào hệ thống miễn dịch tự nhiên một cách thô bạo

Cơ thể người được xem như một thệ thống tự nhiên vô cùng hoàn thiện, trong điều kiện bình thường sẽ có đầy đủ các cơ chế chống trả lại các loại bệnh tật từ nhiều cấp độ khác nhau. Vắc xin được bắt đầu phát triển khi người ta chưa có nhiều khái niệm về hệ miễn dịch của con người, và cho đến nay vẫn chưa hiểu được nhiều điều về cách thức mà nó hoạt động. Ví dụ, mức kháng thể cao (hoặc bình thường) đo được trong cơ thể được xem như hệ miễn dịch đáp ứng tốt, và sẽ giúp bảo vệ khỏi bệnh tật. Tuy nhiên nhiều trường hợp thực tế có mức kháng thể cao lại bị nhiễm bệnh nặng nề hơn là trường hợp có mức kháng thể thấp.

Trong thực tế, các tác nhân gây bệnh ít có cơ hội tấn công thẳng vào cơ thể giống như vắc xin tiêm thẳng vào máu, mà có thể chúng phải đi qua các con đường khác nhau, ví dụ qua đường không khí, thì đều có tuyến nhầy ngăn lại. Qua mỗi bước, các mầm bệnh đều có thể bị làm suy yếu đi, cơ thể có thêm thời gian chuẩn bị đáp trả tùy theo tình hình thực tế.

Như vậy, vấn đề cơ bản là nên chuẩn bị cho cơ thể một nền tảng tốt, dinh dưỡng tốt, tập luyện đều đặn, giữ gìn trạng thái cân bằng để cơ thể ở trong tình trạng sức khỏe tối ưu nhất.

2. Thành phần tìm thấy trong vắc xin có thể là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh

Các nghiên cứu đã phát hiện thấy trong vắc xin những chất nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là nhôm (Al). Theo TS. Mercola, nhôm có thể tác động đến mức độ di truyền, phá hỏng AND, ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng, gây rối loạn hoạt động một số protein chức năng, làm thương tổn màng tế bào và chất trắng myelin, ảnh hưởng đến não bộ. Việc tiêm vắc xin với chất phụ gia chứa nhôm được xem là liên quan đến một số bệnh, trong đó có tự kỷ.

Một khi vắc xin vào người, chuyện gì xảy ra sau đó 1 tuần, 1 tháng, 1 năm, 20 năm…là việc không ai có thể lường hết được. Các nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro của vắc xin thiếu tin cậy và không đưa ra được kết luận là chuyện gì sẽ có thể xảy ra. Khi vấn đề xảy đến nạn nhân là người duy nhất chịu thiệt thòi.

3. Một liều cho cả triệu người

Mỗi một cơ thể đều có trạng thái sức khỏe riêng biệt, cũng như khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau, và nguy cơ với mỗi loại bệnh cũng khác. Việc áp dụng một liều trên diện rộng hàng trăm triệu người, thậm chí nhiều hơn thế nữa mà không tính đến những yếu tố đặc thù được xem khá qua quýt.

4. Trẻ được chủng nhiều vắc xin có nguy cơ bệnh hơn

Trẻ đã tiêm chủng không hẳn sẽ không bị bệnh nữa, mà thậm chí có thể là tác nhân mang bệnh truyền đi cho những người khác. Theo một khảo sát khởi xướng bởi VaccineInjury.info, so sánh sức khỏe giữa trẻ có và không dùng vắc xin.

Kết cho thấy trẻ dùng vắc xin có tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng, hen suyễn, viêm tai giữa, xoang, tự kỷ… Riêng tỉ lệ viêm tai giữa cao hơn đến 22 lần.

Có đến hàng ngàn nghiên cứu đánh giá về vắc xin. Nếu chia thành hai loại, một bên nói là ‘tốt’, bên kia nói là ‘có nguy cơ’, thì có lẽ các bên đều không thua kém. Nhưng nếu loại đi các nghiên cứu có dùng tiền từ nguồn tài trợ của các công ty dược thì kết quả sẽ rõ hơn.

Trong mắt nhiều người, những kẻ phản đối vắc xin thật là kỳ dị, nhưng nếu xem lại quá khứ thì thấy rằng đã có những vắc xin bị thu hồi, và cũng rất nhiều thuốc đã bị thu hồi sau hàng chục năm trời cho lưu hành. Tổ chức cấp phép cho nó cách đây mấy chục năm và tổ chức rút phép của nó đều là một, là FDA.

Tất nhiên, việc lựa chọn tiêm vắc xin hay không, tiêm loại gì, đó là thuộc về quyền của mỗi người làm cha mẹ. Nhưng các thông tin từ những nhà nghiên cứu độc lập không có liên quan đến quyền lợi kinh tế và chính trị cũng rất đáng để tham khảo.

Đình Vũ

Xem thêm: